Có lẽ bạn chưa biết cách sử dụng Google Business hiệu quả?
Vì quản lý Google My Business là công việc mà bắt buộc chủ doanh nghiệp nào cũng phải làm. Nếu muốn doanh nghiệp của mình thu hút được nhiều khách hàng hơn khi họ tìm kiếm.
Bạn đã đưa doanh nghiệp của mình lên Google Maps. Tuy nhiên bạn lại chưa biết cách sử dụng Google Map như thế nào cho hợp lý.
»»» Để có thể quản lý Business. Trước hết, bạn phải có một Google Business đã xác minh. Hãy xem ngay bài viết: Cách đưa doanh nghiệp lên Google Map trong 4 bước chuẩn
Sau đây, Headle SEO sẽ giúp bạn nắm được rõ hơn về cách sử dụng Google Business. Từ đó có thể giúp bạn quản lý các địa điểm Google maps của mình tốt hơn.
Các thông tin bên dưới được demo bởi chính Google Business của Headle SEO.
Các mục có trên trang tổng quan của Google my business
Quản lý vị trí (Manage Location)
Cho phép quản lý các địa điểm hiện tại mà bạn đang làm chủ. Sẽ có những trường hợp bạn quản lý nhiều địa điểm khác nhau trên cùng một tài khoản.
Vì vậy, để có thể quản lý địa điểm Google Maps một cách dễ dàng và tăng hiệu quả kinh doanh thì bạn nên tạo nhóm vị trí dựa trên các tiêu chí như ngành nghề kinh doanh, khu vực,…
Tài khoản được liên kết (Linked Accounts)
Đây là phần cho phép bạn có thể liên kết các tài khoản với nhau. Một ví dụ cụ thể đó là bạn có thể link một tài khoản mà bạn sử dụng để quảng các trên Google hoặc bất kì tài khoản nào khác vào đây.
Cài đặt (Setting)
Những cài đặt về ngôn ngữ, hiện thị đánh giá, hình ảnh và một số cài đặt khác đều có thể điều chỉnh tại mục này.
Hỗ trợ (Support)
Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về cách sử dụng Google Business hay quản lý Google my business doanh nghiệp. Bạn có thể vào mục hỗ trợ để tìm kiếm câu trả lời hoặc trực tiếp gửi các câu hỏi về cho đội ngũ của Google để được hỗ trợ.
»»» Bạn có thể xem qua dịch vụ SEO địa điểm của Headle SEO. Nếu bạn không đủ kiến thức để SEO Map hiệu quả.
Cách sử dụng Google Business chi tiết cho 1 địa điểm
Bài đăng (Post)
Đăng bài viết mới hoặc quản lý các bài viết, trong mục này sẽ có những sự lựa chọn về hình thức đăng bài khác nhau như:
- Nội dung mới (What’s new): Bạn có thể chia sẻ những thông tin mới nhất về cửa hàng/ doanh nghiệp của mình vì dụ như sự thay đổi về số điện thoại của công ty, hoặc các sản phẩm mới được tung ra,… Bạn có thể viết một bài viết với nội dung tối đa 1500 kí tự kèm với 1 hình ảnh/ video để minh hoạ. Bên cạnh đó, còn có các cấu hình giúp button giúp thúc đẩy sale cho cửa hàng bạn, ví dụ như đặt trước, mua hàng trực tuyến, mua, tìm hiểu thêm,…
- Sự kiện (Events): Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có các sự kiện nổi bật, bạn có thể chia sẻ với khách hàng tại đây. Bạn được phép đăng nội dung tối đa 1500 kí tự kèm theo hình hoặc video. Cập nhật tên sự kiện và thời gian diễn ra sự kiện để giúp khách hàng biết được những thông tin cơ bản. Ngoài ra cấu hình button cũng có những lựa chọn như: đặt trước, mua hàng trực tuyến, mua, tìm hiểu thêm,…, bạn có thể lựa chọn cấu hình phù hợp nhất.
- Cung cấp (Offer): Tương tự như mục sự kiện, bạn có thể cung cấp cho khách hàng của mình những mã coupon để khách hàng có thể sử dụng để mua sắm các sản phẩm của doanh nghiệp bạn với những mức giá ưu đãi nhất. Việc này sẽ giúp kích thích mua sắm và trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ từ khách hàng.
- Sản phẩm (Products): Đặc điểm của mục này là sự tập trung vào các sản phẩm/ dịch vụ. Bạn sẽ đưa ra những thông tin chi tiết về sản phẩm của doanh nghiệp, kèm theo đó là mức giá của từng loại sản phẩm.
Thông tin (Information)
Khi nói đến thông tin chắc hẳn bạn cũng có thể đoán được đây phần cho phép bạn có thể cập nhật và chỉnh sửa được các thông tin cơ bản của cửa hàng khi quản lý Google my business.
Vì thông tin cửa hàng là rất quan trọng nên bạn cần cập nhật một các chính xác. Một sai sót nhỏ cũng có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh của bạn. Ngược lại, nếu các thông tin đều chính xác sẽ giúp nâng cao tỉ lệ mua sắm và trải nghiệm của khách hàng.
- Tên cửa hàng: Tên cửa hàng nên thể hiện được sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp để người dùng có thể tìm thấy được doanh nghiệp bạn khi họ tìm kiếm.
- Ngành nghề: Tìm hiểu và lựa chọn ít nhất 3 ngành nghề gần nhất với lĩnh vực kinh doanh của bạn để giúp cho Google biết được bạn đang cung cấp sản phẩm gì, từ đó có thể liên kết và trả kết quả về cho người dùng khi họ tìm kiếm.
- Địa điểm cung cấp: Bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ của mình ở khu vực nào ? Chỉ là một vùng lãnh thổ hay trên toàn quốc, toàn thế giới ?
- Thời gian hoạt động: Cập nhật thời gian hoạt động của doanh nghiệp sẽ cho khách hàng biết được tại thời điểm họ tìm thấy doanh nghiệp thì doanh nghiệp có đang hoạt động hay không để quyết định đến mua sắm, tham quan.
- Thời gian đặc biệt: Là những khoảng thời gian mà doanh nghiệp của bạn nghỉ lễ hoặc một số dịp đặc biệt nào đó. Bạn nên đưa lên thông tin này này để khách hàng biết và sắp xếp thời gian mua sắm.
- Số điện thoại và địa chỉ website: Đây là hai thông tin cực kì quan trọng và cần phải đảm bảo sự chính xác hoàn toàn. Các thông tin này giúp khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt, nếu cửa hàng của bạn kinh doanh online thì nó lại càng trở nên quan trọng hơn.
Ngoài ra bạn còn có thể giới thiệu chung về thông tin doanh nghiệp, ngày thành lập và đăng tải những hình ảnh của công ty mình.
Thông tin chi tiết (Insight)
Tại đây Google my business sẽ cập nhật những số liệu về khách hàng, giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng của mình. Từ đó sẽ đưa ra được những chiến lựa kinh doanh và quản lý Google my business tốt hơn để phát triển cửa hàng.
- Những truy xuất của khách hàng tìm kiếm theo thời gian (tuần/ tháng) sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc khách hàng của bạn đang tìm hiểu và tìm kiếm về những sản phẩm/ dịch vụ gì.
- Cách thức khách hàng tìm đến doanh nghiệp của bạn là trực tiếp bằng tên của doanh nghiệp, địa chỉ, hay họ khám phá ra doanh nghiệp của bạn từ những ngành nghề khác có liên quan.
- Nơi mà khách hàng xem doanh nghiệp của bạn: trên tìm kiếm hay trên bản đồ
- Những hành động của khách hàng khi xem bản đồ của doanh nghiệp là gì? Truy cập vào website, gọi điện cho doanh nghiệp hay tìm đường đến cửa hàng của bạn.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể nhận được những thông tin chỉ dẫn để cải thiện doanh nghiệp của mình phát triển tốt hơn.
Bài đánh giá (Review)
Mục quản lý nhận xét, trả lời các câu hỏi của khách hàng. Để tăng sự hài lòng của khách hàng, tai đây bạn sẽ nhanh chóng trả lời các câu hỏi mà khách hàng thắc mắc.
Đây là một yếu tố khá quan trọng vì các nhận xét từ phía khách hàng sẽ giúp bạn biết và phát huy được những điểm mạnh, đồng thời cải thiện những điểm yếu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể bạn sẽ băn khoăn một điều rằng làm thế nào khi nhận được những đánh giá xấu và không đúng với sự thật ? Trong trường hợp này hãy báo cáo với đội ngũ Google để được xem xét lại. Bạn nhấn vào mục “Gắn cờ là không thích hợp” (flag as inappropriate).
Ảnh (Photos)
Đừng quên đăng tải ảnh hồ sơ cũng như ảnh bìa hiện thị cho doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, khi quản lý Google maps, bạn cũng cần đăng ảnh hay video về các sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp thường xuyên, việc này cũng sẽ giúp tăng sự chú ý của khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi mua sắm.
Trang web (website)
Đây là một công cụ khá hay, khi mà Google cho phép bạn có thể tự thiết kế và xuất bản một trong web.
Khi bạn đã khai báo đầy đủ các thông tin cần thiết thì Google sẽ tự động cập nhật những thông tin này vào nội dung của website hoặc bạn cũng có thể đăng tải thêm những nội dung khác.
Không những vậy, bạn còn có thế thoả sức lựa chọn các giao diện khác nhau sẵn có để thu hút khách hàng.
Người dùng (User)
Bạn có thể quản lý mọi tài khoản đang quản lý Google my business với các vai trò như chủ sở hữu, người quản lý, người quản lý truyền thông.
Theo đó, bạn sẽ có thể toàn quyền set các quyền này cho nhân viên của bạn để hỗ trợ cho việc quản lý Google my business.
Tạo quảng cáo (Create an Ad)
Bạn có thể sử dụng tính năng tạo quảng cáo có mất phí để giúp phát triển doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng tính năng này khi bạn đã có kiến thức về quảng cáo Adword. Nếu không, tốt nhất là không nên sử dụng.
Thêm vị trí mới (Add new location)
Như đã nói, một tài khoản có thể quản lý nhiều địa điểm doanh nghiệp khác nhau. Nếu bạn có một địa điểm kinh doanh mới, hãy thêm nó tại mục này.
»»» Nếu bạn đang gặp vấn đề về xác minh chủ sở hữu Google Map. Bạn nên xem ngay: dịch vụ xác minh Google Maps nhanh chóng, có ngay trong ngày.
Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng Google business một cách chi tiết. Chắc hẳn sau bài viết này bạn đã có thể hiểu được cách quản lý Google my business cũng như biết được những lợi ích mà Google my business mang lại cho doanh nghiệp của bạn.
Hãy dành thời gian để phân tích các kết quả một cách thường xuyên để có thể quản lý địa điểm Google Map tốt hơn. Cũng như đưa ra các cách sử dụng Google Business hợp lý và hiệu quả để phát triển doanh nghiệp trên Map.
Có thể bạn chưa xem
- Cách xác minh địa điểm doanh nghiệp Google map
- Cách thay đổi vị trí trên Google Map với 8 bước đơn giản nhất
- SEO Local: Hướng dẫn SEO Local Google Map chi tiết nhất
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Google doanh nghiệp bị tạm ngưng: nguyên nhân và cách kháng cao lấy lại quyền sở hữu
Google doanh nghiệp bị tạm ngưng mà bạn không biết tại sao và ngày càng [...]
Allintitle là gì ? Sử dụng cấu trúc “Allintitle” sao cho hiệu quả
Allintitle là gì ? Có thể khi nhắc đến cụm từ này thì đa phần [...]
SEO và thiết kế web: 5 lý do chúng nên đi cùng nhau để cải thiện thứ hạng
SEO và thiết kế web đi cùng nhau Khi bạn đang cố gắng cải thiện [...]