Heat map là gì – chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ này mà không hiểu chúng. Bạn vẫn thường nghe người khác nhắc đến nhiều mà chưa từng sử dụng.

Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm “heat map là gì”. Nhằm giải ngố cho bạn, cung cấp thêm kiến thức.

Hãy theo dõi bên dưới này nhé !

Heat map là gì ?

heat map là gì
Heat map là gì

Heat map hay còn gọi là bản đồ nhiệt – là một công cụ thể hiện dữ liệu trực quan hành vi của người dùng truy cập vào website thông qua màu sắc.

  • Màu nóng là nơi được tương tác nhiều nhất
  • Màu lạnh là nơi tương tác ít nhất

Bằng việc tổng hợp toàn bộ dữ liệu thu thập được. Heatmap mang đến cái nhìn tổng quan về người truy cập duy nhất (unique visitors) tương tác với từng trang landing page.

Từ đó, bạn sẽ nhận ra xu hướng trong hành vi của người dùng. Làm cơ sở để tiến hành tối ưu UX, UI, tăng tương tác, kêu gọi hành động, đặt nút mua hàng vào những nơi người dùng quan tâm để tăng khả năng chuyển đổi.

Vì sao nên dùng heat map ?

Mục tiêu của website thường là nơi để phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin, mua bán sản phẩm, dịch vụ. Nhưng nếu người dùng vào website gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin thì họ có thể rời đi mà không muốn quay lại.

Đây chính là lý do tại vì sao bạn nên dùng heatmap. Bởi chỉ khi nhìn vào nó, bạn có thể biết ngay người dùng

  • Tìm được thông tin gì
  • Click các nút CTA, link trên trang
  • Chú ý vào các đoạn quan trọng mà họ đang xem
  • Có bị phân tán bởi điều gì không
  • Vì sao lại thoát trang, gặp vấn đề ở chỗ nào ???

Ở một cấp độ cao hơn, heatmap còn có thể giúp bạn

  • Cho khách hàng hoặc sếp có cái nhìn trực quan hơn. Giúp họ hiểu được điều gì đang xảy ra trên website.
  • Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, thông tin cho các vấn đề đang gặp phải
  • Đo lường cải thiện
Xem thêm:  15+ Cách tối ưu Google My Business Listing tăng khả năng hiển thị doanh nghiệp

Tính năng của 1 heat map

heat map là gì
Các tính năng cơ bản của 1 heat map

Thông thường một heat map sẽ có 3 tính năng cơ bản sau

  • Click heatmap: phần này sẽ cho bạn biết tại một trang cụ thể của website những phần nào được click nhiều nhất.
  • Mouse cursor heatmap: hiểu đơn giản là những vùng mà khách hàng sẽ chú ý nhiều nhất. Một số thông tin cho biết, mouse cursor heatmap chính xác 85% – 90%.
  • Scroll heatmap: phần này cho bạn biết tốc độ cuộn trang tại các vùng dọc theo nội dung của một trang web. Các đoạn, câu nội dung được dừng lâu sẽ được biểu thị bằng gam màu nóng. Trường hợp ngược lại sẽ hiển thị gam màu lạnh.

Các tính năng khác

Tùy thuộc vào nhà cung cấp heatmap sẽ có các tính năng hấp dẫn khác nhau được bổ sung. Hãy tìm hiểu xem các tính năng

Confetti heatmap

Cho phép bạn chia và biểu diễn dữ liệu heatmap theo nguồn traffic. Đồng nghĩa với việc, bạn sẽ thấy cách người dùng từ các nguồn như mạng xã hội, Google, … đang tương tác với mình như thế nào.

Attention heatmap

Nó tương tự như Mouse cursor heatmap phía trên. Đều biểu thị vùng mà người dùng truy cập chú ý. Tuy nhiên, attention heatmap còn tính thêm các yếu tố như cuộn trang xa, gần, kích thước màn hình, thời gian, độ phân giải.

Form Analytics

Hỗ trợ tìm hiểu lý do người dùng không hoàn thành form đăng ký. Hoạt động tạo lead đăng ký thông thường sẽ cần tính năng này hơn.

Track Funnel

Cho biết người dùng từ các nguồn traffic khác nhau, tương tác như thế nào trên website của bạn.

Session recording

Hỗ trợ ghi lại video thao tác, hành vi cụ thể của từng khách hàng đã diễn ra trên website. Thông qua tính năng heatmap cơ bản, bạn có thể đưa ra các giả định của mình về hành vi khách hàng.

Traffic segmentation

Phân khúc lưu lượng truy cập, không chỉ phân loại theo kênh trả tiền, miễn phí, mạng xã hội. Mà còn phân tích theo vị trí, hành vi, số lượt xem, công nghệ.

Conversion funnel

Cho biết người dùng bị rớt nơi landing page nào trên lộ trình phễu của bạn đã vạch trước.

phễu chuyển đổi

Visitor poll, survey

Hỗ trợ tạo bình chọn hoặc khảo sát ngay trên website. Thay vì sử dụng công cụ bình chọn hoặc khảo sát riêng với heatmap.

Live chat

Tính năng này đang là xu hướng của các đơn vị làm heatmap. Nắm bắt được nhu cầu bán hàng trực tuyến, giải pháp cho việc tăng tỷ lệ chốt đơn hàng, tư vấn khách hàng đang truy cập website đúng vấn đề, đúng thời điểm. Mang lại lợi thế lớn trước đối thủ.

Xem thêm:  SEO Local: Hướng dẫn SEO Local Google Map chi tiết nhất

Real time heatmap

Cho biết người dùng đang truy cập vào website của bạn đang thao tác như thế nào. Đây cũng là tính năng hữu ích bên cạnh session recording.

A/B testing

A/B testing là kỹ thuật hữu ích trong việc triển khai marketing. Nhất là marketing online được sự hỗ trợ từ công nghệ nên việc triển khai đánh giá cũng dễ dàng hơn.

Tích hợp Google Analytics, Tagmanager

Heat map là công cụ đơn giản, hữu ích nhưng khó có thể thay thế được những công cụ đứng đầu trong phân tích. Mà nó chỉ có thể được xem là 1 phần trong mảnh ghép làm đầy cho bức tranh phân tích tốt hơn.

Cài đặt heat map

Để cài đặt phần mềm heatmap lên website của mình. Bạn chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp phần mềm heat map.

Với người đã từng dùng qua bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào. Cách cài đặt thường chủ yếu qua vài bước như sau

  1. Tìm nhà cung cấp dịch vụ heat map
  2. Đăng ký 1 tài khoản dùng thử
  3. Xác nhận tài khoản đã đăng ký
  4. Đăng nhập vào phần mềm
  5. Lấy mã theo dõi website
  6. Bắt đầu phân tích dữ liệu đã thu thập

Việc phân tích heatmap có cần thiết không ?

Có một điều không thể chối cãi là chỉ việc thông qua phân tích bằng công cụ heatmap. Bạn mới có thể hiểu được website mình cần thay đổi những gì. Từ đó có cơ sở thay đổi hơn là cảm nghĩ chủ quan.

tính năng phân tích của heat map

Nếu bạn đang là nhân viên marketing hay làm dịch vụ seo, quản trị nội dung website đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục sếp để thực hiện điều chỉnh nào đó. Thì những phân tích chính trên heat map chính là cứu cánh cho bạn.

Phân tích heat map cho những trang nào ?

Heat map là công cụ trực quan rất cuốn hút cho những ai lần đầu sử dụng. Có khuynh hướng phân tích tất cả các trang của website.

Như vậy, bạn khó mà thu hoạch được gì.

Hãy tập trung phân tích những trang quan trọng nhất của website.

Phân tích homepage và landing page

Đây là cửa vào chính của website.

Việc tạo ấn tượng với khách khi truy cập vào website của bạn bằng cách cung cấp thông tin người dùng mong muốn. Quyết định việc họ có xem tiếp các nội dung khác của website hay không.

Đây là trang quan trọng.

Việc phân tích hành vi bằng heatmap ở các trang này sẽ cho bạn biết thông tin như tương tác, yếu tố click ….

Xem thêm:  Dịch vụ SEO TOP Google Hồ Chí Minh, SEO TOP 10 Google

Các trang có hiệu suất tốt nhất

Các trang hoạt động tốt nhất, nhiều lượt xem nhất, bài viết nhiều người comment.

Việc phân tích các trang này bằng heatmap sẽ cho biết điều gì đang hoạt động tốt. Khám phá các yếu tố để bạn có thể sử dụng cho trang khác.

Các trang chưa đúng kỳ vọng

Các trang hoạt động kém cũng quan trọng như các trang tốt nhất.

Phân tích các trang này bằng heatmap có thể cho bạn biết khách truy cập không thấy hoặc tương tác. Để sớm đưa ra cải thiện.

Các trang mới

Các trang mới hẳn nhiên không nhiều dữ liệu. Nhưng sẽ là cách hay để lấy thông tin ban đầu cho biết các trang này hoạt động như thế nào.

Một số kinh nghiệm khi dùng heatmap

Trước khi sử dụng heatmap, bạn nên có kế hoạch kiểm tra 2 lần là trước và sau khi thay đổi landing page.

Thay đổi CTA quảng cáo

Các khẩu hiệu kêu gọi hành động luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượt nhấp chuột trên website.

Sau khi thay đổi các Call To Action nên đo lường lại landing page xem có thay đổi hay không.

Viết ít và dùng nhiều media làm điểm nhấn

Bởi vì nhìn các mẫu quảng cáo media luôn tạo cảm giác hứng thú hơn. Vì người dùng không đủ kiên nhẫn để đọc chữ, họ chỉ cần 3 giây để lướt qua.

Biết chính xác nội dung người đọc thích nhất

Những con số comment trong bài viết chưa đủ chứng cứ để thuyết phục nội dung đó là người dùng thích nhất.

Với heatmap, bạn có thể theo dõi được khu vực, đoạn, câu mà người dùng dừng lại nhiều nhất. Chứng tỏ đó là khu vực mà người dùng thích nhất.

Thay đổi vị trí quảng cáo, banner

Sử dụng tính năng scrollmap. Phần này sẽ cho bạn thấy được vị trí nào mà người dùng dừng lại lâu trên trang để xem.

Thông thường nhất, người dùng dừng lại vào phần tiêu đề bài viết mới nhất.

Thông qua việc giải thích “heat map là gì”. Bên cạnh đó, giải thích các chức năng cần có của một heat map. Chắc chắn bạn đã hiểu rõ về heatmap.

Hy vọng bạn ứng dụng heat map vào việc phân tích website của mình. Chúc bạn thành công !

Tác giả: Bình Nguyễn


Xem thêm bài viết về các công cụ khác

5/5 - (2 bình chọn)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

4 Cách làm giảm dung lượng ảnh tốt cho SEO hình ảnh

Để giảm dung lượng ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Headle SEO [...]

Dịch vụ SEO uy tín, SEO từ khóa uy tín tphcm chuyên nghiệp

Dịch vụ seo uy tín tphcm nào giúp bạn bùng nổ trong thời đại công [...]

Cách thay đổi vị trí trên Google Map với 8 bước đơn giản nhất

Cách thay đổi vị trí trên Google Map chắc hẳn là điều mà rất nhiều [...]